Bốn nhân tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán của một ý tưởng mới: Khuếch_tán_đổi_mới

Mức độ cải tiến

a. Lợi thế tương đối

Là mức độ cải tiến được cảm nhận tốt hơn những sản phẩm đã có. Những sản phẩm có lợi thế tương đối càng cao thì tỉ lệ lan truyền của nó trong xã hội càng nhanh.

b. Tính tương thích

Mức độ mà cá nhân cảm nhận cải tiến phù hợp với những giá trị của mình. Những sản phẩm mới không tương thích với những giá trị của cá nhân sẽ rất khó phổ biến.

c. Mức độ phức tạp

Những sản phẩm mới càng khó hiểu và sử dụng thì mức độ phổ biến càng hẹp.

d, Dùng thử

Dùng thử là mức độ sản phẩm mới được trải nghiệm thử với một mức độ cho phép. Khách hàng dùng thử có cơ hội dùng thử thì sản phẩm mới càng dễ thành công.

e. Tính quan sát được

Quan sát được là mức độ kết quả của sản phẩm mới được nhìn thấy bởi khách hàng. Những sản phẩm mới trong đó tính năng của nó dễ quan sát thì càng được dễ lan truyền và chấp nhận.

Kênh truyền thông

Truyền thông là quá trình các cá nhân tham gia vào việc tạo ra và chia sẻ thông tin với nhau.

Kênh truyền thông đại chúng đem lại hiệu quả cao trong việc lan truyền sản phẩm mới, trong khi các kênh cá nhân lại có hiệu quả cao trong việc thay đổi thái độ về sản phẩm mới.

Thời gian

a. Innovators[5]

Là 2.5% khách hàng đầu tiên dùng sản phẩm, những khách hàng này dám chấp nhận rủi ro trong việc tiêu dùng sản phẩm mới. Với cá tính táo bạo, ít bị ràng buộc với những qui chuẩn của xã hội và nguồn lực tài chính mạnh, họ rất thích thú với việc trải nghiệm sản phẩm mới.

Những khách hàng này đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán sản phẩm mới, vì họ không ngại vượt ra khỏi những khuôn phép xã hội và giúp cho sản phẩm mới phổ biến.

b. Early adopter[6]:

13.5% khách hàng trong xã hội tiếp theo dùng sản phẩm mới. Đây là nhóm bị ảnh hưởng bởi hệ thống xã hội nhiều hơn innovator[5], họ thường là các nhà lãnh đạo thành công và được mọi người tôn trọng. Những người này có tầm ảnh hưởng nhất định và là đối tượng định hướng tiêu dùng cho những khách hàng khác.

c. Early majority[7]

34% khách hàng tiếp theo trong hệ thống xã hội làm quen với sản phẩm mới. Những khách hàng này mua sản phẩm mới trước những khách hàng bình thường khác. Đây là những khách hàng tiếp xúc thường xuyên với đồng nghiệp nhưng không có người có tầm ảnh hưởng nhiều.

d, Late majority[8]

34% khách hàng tiếp theo làm quen với sản phẩm mới. Họ thường có tư tưởng nghi ngờ và không bao giờ tiêu dùng cho đến khi người khác đã dùng hết. Đối với khách hàng này, những giá trị xã hộiáp lực từ việc tiêu dùng của người khác đóng vai trò quan trọng.

e. Laggard[9]

16% khách hàng cuối cùng tiêu dùng sản phẩm mới, họ không bao giờ là người lãnh đạo ý kiến trong xã hội. Đối tượng khách hàng này sống khép kín và tách biệt với xã hội. Nhóm này chủ yếu sử dụng nguồn tham khảo từ kinh nghiệm tiêu dùng trong quá khứ. Chính sự bảo thủ với cái mới tạo ra tâm lí nghi ngờ khi tiếp nhận sản phẩm mới

Hệ thống xã hội (hoàn cảnh)

Một vấn đề nữa của hệ thống xã hội ảnh hưởng đến tốc độ lan truyền sản phẩm mới là giá trị các thành viên cùng chia sẻ và người lãnh đạo, mức độ một cá nhân có ảnh hưởng không chính thức đến các cá nhân khác.